Quy định mới về an toàn thực phẩm của EU về dư lượng Ethylene Oxide (ETO)

an toàn thực phẩm

Quy định mới về an toàn thực phẩm của EU về dư lượng Ethylene Oxide (ETO) được hướng dẫn theo công văn số 1150/BCT-KHCN ngày 8/3/2022.

Việc hướng dẫn thực hiện quy định mới về an toàn thực phẩm của liên minh châu Âu gửi các Sở Công Thương và Ban Quản lý an toàn thực phẩm của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn doanh nghiệp về đề nghị chứng nhận phục vụ xuất khẩu và danh sách cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước được Bộ Công thương chỉ định kiểm nghiệm chỉ tiêu  dư lượng Ethylene oxide (ETO).

Theo công văn của Bộ Công Thương về việc thực hiện quy định (EU)2021/2246 ban hành, sửa đổi quy đinh (EU2019/1793 của liên minh châu Âu (EU) áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp với một số mặt hàng chế biến từ bột (mì ăn liền, bún, miến, phở, hủ tiếu, bánh tráng,…).

Quy định mới về an toàn thực phẩm của liên minh Châu Âu về dư lượng Ethylene Oxide (ETO)
Các sản phẩm chế biến từ bột (mì ăn liền, bún, miến, phở, hủ tiếu, bánh tráng,…)

Theo hướng dẫn EU, trước khi xuất khẩu các mặt hàng chế biến từ bột nêu trên cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra quá trình sản xuất lấy mẫu kiểm nghiệm dư lượng chất Ethylene oxide (ETO) và chứng nhận theo mẫu tại quy đinh (EU)2019/1793

Liên minh châu Âu (EU) từ năm 1991 đã cấm việc sử dụng các sản phẩm có thành phần Ethylene oxide (ETO) trong khử trùng thực phẩm hay khu vực lưu trữ thực phẩm, tuy nhiên vẫn ghi nhận việc sản phẩm nhập khẩu từ các quốc gia khác có thể có dư lượng chất này. Theo quy định năm 2015, các ngưỡng dư lượng Ethylene oxide (ETO)  cho phép trong thực phẩm của EU hiện nay là:

Xem thêm  Giá hạt tiêu của Việt Nam xuất khẩu tăng cao tại thị trường quốc tế

0,1 mg/kg đối với chè, ca cao, cà phê hạt, gia vị, các loại củ;

0,05mg/kg với các loại hạt có dầu;

0,02mg/kg đối với trái cây, rau, cây đường, nấm và các loại khác;

0,02 mg/kg đối với ngũ cốc và các sản phẩm có nguồn gốc động vật;

0,05 mg/kg đối với các sản phẩm trồng trọt.

Hai quốc gia Hoa Kỳ và Canada cũng cho phép sử dụng Ethylene oxide (ETO)  trong khử trùng thảo mộc và rau củ khô. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, khoảng hơn 30% sản phẩm gia vị và thảo mộc của nước này được khử trùng bằng Ethylene oxide (ETO).

Theo nghiên cứu của Canada trên rau củ khô và vừng hạt, sau khi xử lý sản phẩm với 300 mg/L khí Ethylene oxide (ETO) ­­­­­ trong 6 tiếng và nghỉ 24 tiếng, hàm lượng EO trong sản phẩm là từ không tìm thấy đến 0,255 mg/kg.

Còn tại hai quốc gia Úc và New Zealand thì trước năm 2003, khu vực này cho phép sử dụng EO trong xử lý nông sản và quy định ngưỡng giới hạn dư lượng là 20 mg/kg. Từ năm 2003, EO đã bị loại bỏ khỏi danh sách chất được sử dụng. Tuy có ghi nhận nguy cơ EO tồn tại trong sản phẩm thực phẩm nhập khẩu, song Úc và New Zealand hiện không có quy định về ngưỡng giới hạn dư lượng đối với Ethylene oxide (ETO)…

Quy định mới về an toàn thực phẩm của EU về dư lượng Ethylene Oxide (ETO), Ethylene oxide (ETO)  không phải là phụ gia thực phẩm hay chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nhưng có thể được sử dụng với mục đích kiểm soát côn trùng, vi sinh vật trong sản phẩm thực phẩm khô (đặt biệt cho gia vị và các loại thảo mộc như ớt bột, tiêu và quế,…)

Xem thêm  Khám phá thế giới vi khuẩn: Những điều bất ngờ về vi sinh vật

 

(Nguồn: Vụ KHCN- Bộ Công Thương)

 

Paul Nguyen

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *