Một tin vui cho nông nghiệp Việt Nam, sau năm năm đàm phán và hoàn thiện các tiêu chuẩn cần thiết. Việt Nam đã chính thức có lô bưởi xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Một thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng. Tại lễ công bố tại Bến Tre, Bộ NNPTNN khẳng định đây là cơ hội giúp cho doanh nghiệp cũng như nông dân gia tăng lợi nhuận từ đặc sản này.
Lô bưởi đầu tiên 44 tấn bưởi da xanh xuất khẩu sang Hoa Kỳ được tuyển chọn nghiêm ngặt từ vùng nguyên liệu 160 ha của Bến Tre đã được cục bảo vệ thực vật cấp 11 mã số vùng trồng và một mã số cơ sở đóng gói
Bên cạnh niềm tự hào cho nông sản Việt xuất ngoại. Tỉnh Bến Tre cũng tính toán dài hơi cho mặt hàng lợi thế.
Ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND Tỉnh Bến Tre, nhấn mạnh: “Xuất dc rồi nhưng mà duy trì nguồn hàng để làm sao xuất khẩu cho bền vững sau này. Đó là một vấn đề chúng tôi cũng suy nghĩ và cũng có giải pháp. Đặc biệt là hình thành củng cỗ lại các hợp tác xã trồng bưởi. Liên kết với các doanh nghiệp,
Đến nay đã có 36 vùng trồng bưởi của 10 tỉnh được cấp mã vùng trồng xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Với diện tích hơn 750 ha, con số này còn kiêm tốn so với 105 400 ha bưởi của cả nước. Với các giống bưởi đa dạng đặc trưng cho từng vùng miền như da xanh, năm roi, bưởi Diễn, Đoan Hùng. Điều này cho thấy tiềm năng của loại trái cây này là rất lớn bởi Hoa Kỳ có chu cầu nhập khẩu mỗi năm lên tới 3,6 triệu tấn trái cây các loại.
Để bưởi rộng đường xuất khẩu thì tiêu chuẩn chất lượng vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Theo bà Ngô Tường Vy, PGD Công ty TNHH XNK trái cây Chành Thu, cho biết trong thời gian tới sẽ tiến hành bao trái bưởi để hạn chế dư lượng thực vật và kiểm soát sinh vật gây hại.
Ông Nguyễn Quốc Bảo, Chủ tịch HDQT HTX bưởi da xanh Bến Tre, cho biết đối với những vùng trồng chúng ta có những nghiên cứu bài bản hơn. Ví dụ là phân tích đất để đánh giá chất lượng độ dày vỏ, độ Brix phải đảm bảo thuần nhất, không phải đợt này ngọt, đợt sau độ ngọt khác.
Năm 2021, đã có trên 3 ngàn tấn bưởi của Việt Nam được xuất khẩu đi nhiều nước. Thời gian qua chỉ riêng sáu loại trái cây tươi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ gồm xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm, vú sữa. Đã mang lại kim ngạch khoảng 20 triệu đô la mỗi năm
Vì vậy, lô hàng đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sẽ mở ra triển vọng mới với loại trái cây lợi thế của Bến Tre và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.
Để có lô bưởi đầu tiên, xuất khẩu chính ngạch các vùng trồng, cơ sở đóng gói phải trải qua rất nhiều khâu kiểm tra của cơ quan chuyên môn hai nước. Và theo cục bảo vệ Thực vật với tinh thần sẵn sàng thay đổi, chủ động thay đổi, không chỉ bưởi mà cả các loại trái cây khác của Việt Nam sẽ tiếp tục mở thị trường trong thời gian tới.
Theo ông Hoàng Trung, Cục Trưởng Cục Bảo Vệ Thực Vật, Bộ NN&PTNN, cho biết để được xuất khẩu bưởi chính ngạch sang thị trường Hoa Kỳ thì các khu vực trồng bưởi phải được các cơ quan chuyên môn đánh giá kiểm tra thẩm định để cấp mã số vùng trồng. Thứ hai nữa là các cơ sở đóng gói cũng phải được kiểm tra đánh giá và cấp mã số cơ sở đóng gói. Tất cả mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói đều phải được Cục kiểm tra và rà soát và sau đó chuyển cho cơ quan Kiểm tra kiểm định của Mỹ và đăng trên trang web của cơ quan kiểm định Mỹ, sau đó các lô hàng mới được chính thức được thu mua và đóng gói tại các vùng này để xuất khẩu. Tuy nhiên trước khi xuất khẩu phải đảm bảo hai điều kiện sau:
1> Trái cây phải được kiểm soát bằng biện pháp chiếu xạ theo liều lượng chiếu xạ mà hai bên đã thống nhất.
2> Kiểm soát theo quy trình kiểm định thực vật trước khi xuất khẩu và được cấp giấy chứng nhận kiểm định thực vật của Việt Nam.
Từ lô hàng đầu tiên xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ mở rộng thêm cho nông sản Việt Nam các thị trường mới, ông Hoàng Trung cho biết thêm, đã có kế hoạch để đàm phám mở cửa xuất khẩu trái dừa Việt Nam và sau trái dừa với một số các sản phẩm nông sản Việt khác sẽ được các cơ quan chuyên môn, các doanh nghiệp và hiệp hội xác định để đưa vào kế hoạch để hai bên cùng đàm phán cho các năm tới.
Bên việc xuất khẩu trái cây tươi như bưởi, xoài, vải, …sang Hoa Kỳ hay các thị trường quốc tế khác. Các doanh nghiệp xuất khẩu và chế biến trái cây Việt Nam cũng nên cần thúc đẩy nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chế biến gia tăng giá trị từ những trái cây đã và đang được xuất khẩu như tinh dầu bưởi, nước bưởi, mứt vỏ bưởi, gel bưởi collagen,… cũng là những mặt hàng có giá trị kinh tế cao và cũng có thế xuất khẩu.
(Kim Nguyễn Tổng Hợp)