Cơ hội & thách thức cho trái cây Việt nam trong năm 2022

Cơ hội & thách thức cho trái cây Việt nam trong năm 2022 khi có nhiều biến đổi lớn trong năm nay.

Từ năm 2022 Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính khi bắt đầu áp 2 lệnh mới về điều kiện nhập khẩu hàng hóa nông sản. Trái cây Việt Nam ngày càng khó tiến sâu vào nội địa của thị trường lớn bậc nhất thế giới này.

Theo ông Nguyễn Đỗ anh Tuấn vụ trưởng vụ hợp tác quốc tế, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết: Nếu như chúng ta không thay đổi thì ưu thế của chúng ta tưởng là chúng ta tận dụng được là nước láng riềng có quy mô rất lớn vận chuyển rẻ mà chúng ta không theo tiêu chuẩn sản phẩm thì còn rất nhiều nước trong Asian họ sẽ sang Trung Quốc họ sẽ chiếm lĩnh được thị phần của chúng ta.

Thanh long là loại trái cây Việt nam hiếm hoi có mặt tại các cửa hàng tại thành phố Bắc Kinh bằng đường nhập khẩu chính ngạch. Một chủ cửa hàng trái cây cho biết gần đây thanh long Việt Nam không còn chiếm vị trí độc tôn tại trung quốc. Không chỉ cạnh tranh với các nước Asian, giờ đây trái cây Việt Nam còn cạnh tranh khốc liệt với trái cây bản địa & các yêu cầu chất lượng ở các thành phố lớn ngày càng cao.

Trái cây việt nam

Một chủ cửa hàng trái cây chợ đầu mối tại Bắc Kinh Trung Quốc cho biết trái cây nước ngoài ở đây đều phải đáp ứng rất nhiều quy định mới về an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ năm 2015 Trung Quốc đã thay đổi tiêu chuẩn kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm ngang bằng với các nước Châu Âu.

Xem thêm  Ventilex Bv tham dự triển lãm AnugaFoodTech 2022

Là nước xuất khẩu hàng đầu khối Asian vào Trung Quốc nhưng đa phần trái cây Việt Nam chỉ quanh quẩn ở các tỉnh thành giáp Việt Nam Trung Quốc bằng con đường xuất khẩu biên mậu. Và khi biên mậu bị tắc do chính sách zero covid trái cây Việt Nam khốn đốn. Trong khi đó Thái Lan, Malaysia, Philipine  hầu như bị ảnh hưởng không nhiều nhờ chủ yếu xuất khẩu chính ngạch bằng đường biển, đường  hàng không. Trái cây Việt chịu cảnh lép vế ở các thành thị vì khó vào các hệ thống siêu thị do không tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn của nước sở tại.

Việt Nam hiện có 9 loại trái cây được cấp phép xuất khẩu chính ngạch trong khi Thái Lan 22 loại. Một người bán trái cây ở Quận Triều Dương, TP Bắc Kinh Trung Quốc cho biết giờ ra chợ đầu mối để mua trái cây thì hầu hết là trái cây Thái Lan. Vấn đề không phải rẻ hay đắt mà họ xuất sang đường hàng không nhiều và mua gì cũng có.

Theo bà Phan Thị Trà My, chủ tịch lâm thời Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Trung Quốc, cho hay họ là thị trường lớn thị trường khổng lồ, thị trường lớn nhất về mặt hàng xuất khẩu của mình mà mình không tập trung tuyên truyền quảng cáo cho người khổng lồ bên cạnh mình để người ta tiêu thụ thì đó là việc rất đáng tiếc. Nên tôi hy vọng chính sách từ trên xuống dưới mình tập trung nhiều hơn nữa cho việc quảng bá hình ảnh thương hiệu Việt Nam để mình không cần phải xuất nguyên liệu thô đi nữa.

Xem thêm  Tiếp đón & làm việc với lãnh đạo Zumex Group tại Việt Nam

Theo ông Nông Đức Lai, tham tán thương mại Đại sứ Quán Việt Nam tại Trung Quốc, nhấn mạnh nước nhập khẩu quản lý đối với hàng nông sản thực phẩm nhập khẩu ngày càng chặt chẽ hơn thể hiện qua việc thay đổi những quy định về quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu, về đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài xuất khẩu sang Trung Quốc gọi tắt là lệnh 248 249 có hiệu lực thực thi trong năm 2022. Thứ ba là quy mô nhập khẩu nông sản của thị trường Trung Quốc thì liên tục tăng qua các năm.

Năm 2021 Trung Quốc nhập khẩu trái cây đến 222 tỷ đô la mỹ. Tăng 28% so với năm trước đó. Hầu hết các nước đều xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc.

Xuất khẩu bằng chính ngạch sang Trung Quốc là lựa chọn tất yếu không thể khác. Con đường nông sản còn dài lắm nhưng vẫn phải thay đổi để đi xa dù phía trước còn chồng chất những khó khăn. Đi bằng chất lượng, bằng nội lực của nông sản Việt. Phóng viên Thái Bình tại Trung Quốc chia sẻ.

Đường còn dài và còn gian nan nhưng đó là con đường nông sản Việt Nam phải đi bởi Trung Quốc vẫn là thị trường chiến lược của chúng ta. Tuy nhiên đó không phải là con đường duy nhất để xuất ngoại. Về lâu về dài chính sách của chúng ta là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nông sản, tránh phụ thuộc vào một thị trường và chúng ta sẵn sàng chinh phục những thị trường khắt khe hàng đầu thế giới. Nhìn lại năm 2021, Mỹ là thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của việt nam với thị phần lên đến 28%.

Xem thêm  Triển lãm Food & Beverage 2018 tại Hà Nội
Paul Nguyen

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *