Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả chế biến Việt Nam

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả chế biến

1.Kim ngạch xuất khẩu năm 2021

Năm 2021 vừa qua xuất khẩu rau quả đạt 3,55 tỷ đô la Mỹ tăng 8,6 % so với năm 2020 trước đó. Tuy nhiên tới quý I của năm nay kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả đạt 849 triệu đô la Mỹ giảm 12 % . Kẹt cảng, thiếu container, các cửa khẩu đường bộ khu vực phía Bắc thì bị hạn chế thông quan. Đây là những khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu rau quả tươi đang gặp phải trong thời gian qua.

Châu Âu là thị trường tiêu thị rau quả cấp đông lớn nhất trên thế giới. Chiếm gần 50% tổng nhập khẩu thế giới. Đây là thị trường mà doanh nghiệp Việt Nam đang rất quan tâm đối với mặt hàng này bên cạnh các thị trường Nhật bản, Astralia  và Mỹ. Theo dự báo thì các sản phẩm rau chế biến và cấp đông dự kiến sẽ tiếp tục tiêu thị mạnh trong thời gian tới do tiện lợi trong vận chuyển và tiêu dùng.

2.Dư địa của ngành chề biến trái cây Việt Nam

Có thể thấy rõ nét hiệu quả từ viêc xuất khẩu rau quả cấp đông trong thời gian qua. Trong khi dư địa xuất khẩu mặt hàng này còn dư địa rất lớn và để khai thác hiệu quả tiềm năng này thì đề án phát triển ngành chế biến rau quả đã được phê duyệt. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2030 thì tỷ trọng giá trị kim ngach xuất khẩu sản phẩm rau quả chế biến sẽ đạt hơn 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Đó là một chặng đường dài không ít những thách thức

Xem thêm  Gian hàng trưng bày hãng Pigo tại triển lãm Anuga 2022

Thiết bị đông lạnh IQF Pigo

Theo ông Anton Novoselo, giám đốc công ty LaoVietFoods, là công ty chuyên xuất khẩu xoài đông lạnh sang các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, và các tiểu vương Quốc Ả rập Thống Nhất trong hai năm qua đã ghi nhận mức doanh thu gấp ba lần nhưng điều đáng nói là mặc dù nhà máy xây dựng tại khu vực phía Nam vựa trái cây của cả nước nhưng việc duy trì công xuất vẫn gặp khó khăn. Ong Anton Novoselo cho biết Việt Nam có tiềm năng chế biến rất lớn nhưng hiện nay ngành nông nghiệp trong nước vẫn không cung cấp đủ nguyên liệu đầu vào cho nên công ty của ông vẫn phải nhập trái cây nguyên liệu đầu vào từ Campuchia, Thái Lan, Inodexia.

3.Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả chế biến Việt Nam

 Theo đánh giá với các kết trong hiệp định thương mại tự do Việt nam vẫn chưa tận dụng hết các hạng ngạch ưu đãi cho xuất khẩu rau quả đặc biệt là rau quả chế biến do hạn chế tiếp cận thông tin thị trường, thủ tục và quy định xuất nhập khẩu nên các doanh nghiệp chế biến rau quả của Việt Nam lại bị lép vế trước các doanh nghiệp nước ngoài ngay tại sân nhà.

Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục chế Biến và Phát triển thị trường Nông Sản, Bộ NN & PT NN cho biết sẽ tăng cường phổ biến các quy định của thị trường cho các doanh nghiệp cũng như các địa phương để nắm bắt được các yêu cầu về mặt kỹ thuật. Về phía nhà nước trong thời gian tới sẽ có sự thay đổi đối với nghị định 57 cũng như nghị định 98 trong vấn đề đầu tư khuyến khích vay vốn trong đầu tư vào nông nghiệp hay là sẽ có các cải tiến trong chuỗi liên kết giữa nhà sản xuất nhà quản lý cũng như đối với doanh nghiệp.

Xem thêm  Nước ép chanh dây - Lợi thế của Việt Nam tại thị trường Châu Âu

Dự kiến đến năm 2030 Việt nam sẽ thu hút đầu tư xây dựng mới 50-60 cơ sở chế biến rau quả có quy mô lớn và vừa. Đây là một giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả chế biến thể hiện nỗ lực của bộ ngành và doanh nghiệp trong việc tiến tới xây dựng một ngành nông nghiệp phát triển bền vững và có tính cạnh tranh cao.

(Kim Nguyễn Corp tổng hợp)

 

 

Paul Nguyen

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *