Hiệp định EVFTA thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu sang EU

Hiệp định EVFTA thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu sang EU của Việt Nam tăng lên rõ rệt. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam của Liên minh Châu Âu (EVFTA) đã được ký kết mở đường cho việc ký kết và gia tăng thương mại với EU và Việt Nam.

Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan, sau hai năm hiệp định EVFTA có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu sang EU đã đạt 83 tỷ USD, tăng 15 % so với năm 2020. Đặc biệt các sản phẩm nông lâm thủy hải sản của Việt Nam 32 tỷ USD tăng 11% so vơi năm 2020. Điều này cho thấy hiệp đinh EVFTA đã mở ra một thị trường lớn cho các doanh nghiệp của Việt Nam, không những thế hiệp định này còn góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam có những chuyển biến lớn hơn về chất lượng.

Ví dụ như chuối, sau những đứt gẫy nguồn cung cấp do Covid thì hiện nay chuối và các sản phẩm phụ của chuối là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất vào thị trường Đức và thị trường Italy.

Trên thế giới hiện nay xu hướng mới là các nguyên liệu thân thiện môi trường. Đặc biệt là các thị trường châu ÂU. Châu Âu là thị trường rất tốt cho nông sản Việt Nam, trong đó đặc biệt là giá trị gia tăng.

Sữa dừa cũng là mặt hàng xuất khẩu rất tốt sang thị trường châu Âu. Bên cạch tiêu chuẩn khắt khe của thị trường sẽ đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, nhưng đổi lại sản phẩm bán ra có giá trị cao gấp 7 lần. Theo ông Trần Văn Đức, Chủ tịch HDQT, Tổng Giám Đốc Công ty Đầu tư Dừa Bến Tre cho biết mỗi tháng công ty xuất 50 container sữa dừa sang Châu Âu. Ông Đức chia sẻ xây dựng nhà máy phải hướng tới chuẩn hóa tiêu chuẩn chất lượng và bài bản để đảm bảo những đơn hàng khi vào thị trường Châu Âu sẽ thuận lợi.

Xem thêm  Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả chế biến Việt Nam

Theo thống kê các mặt hàng xuất khẩu sang EU đều có mức tăng trưởng rất cao. Đặc biệt kim ngạch xuất khẩu không chỉ tăng đơn thuần về số lượng mà đã có sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu nông sản sang một số nhóm có giá trị gia tăng cao hơn.

Thị trường châu Âu cũng đang có xu hướng dịch chuyển sang thị trường xanh sạch và đáp ứng tiêu chuẩn về lao động về môi trường. Số lượng người tiêu dùng chuyển hướng dần sang các sản phẩm hữu cơ, Bio Organic ngày càng nhiều.

Theo bà Anna Mawe, đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam cho biết, những điều kiện mang tính chất phức tạp đó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt phải chuyển đổi mô hình sản xuất, nhằm đáp ứng tốt nhất thị hiếu của thị trường EU, từ đó với có thể khai tác có hiệu quả, lâu dài và bền vững thị trường này.

Nhiều doanh nghiệp nhận định hiệp đinh EVFTA có tỷ lệ tận dụng ưu đãi cao trong số các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia. Tuy nhiên những thách thức trong thời gian tới vẫn còn nhiều khi thị phần hàng Việt tại Châu Âu khá kiêm tốn. Dạo qua một siêu thị Carefour ở thành phố Milan, Italia, hầu như còn thiếu vắng các sản phẩm nông thủy sản Việt Nam trên quầy hàng siêu thị châu Âu.

Hiệp định EVFTA là hướng đi mới cho nông sản Việt Nam, không phải cạch tranh bằng giá cả, không phải cạnh tranh bằng số lượng mà cạnh tranh bằng chất lượng và giá trị gia tăng. Khi muốn xuất khẩu vào thị trường châu Âu thì doanh nghiệp bắt buộc phải tìm hiểu rất kỹ những yêu cầu của thị trường này. Khi các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực thì rào cản thuế quan sẽ được gỡ xuống tuy nhiên rào cản về tiêu chuẩn về kỹ thuật thì sẽ được dựng lên.

Xem thêm  Triển lãm Food & Beverage 2018 tại Hà Nội

Tại Châu Âu họ luôn chú trọng các doanh nghiệp có quy trình sản xuất công nghệ xanh, giảm lượng rác thải, nước thải, và tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra còn nhiều yêu cầu ví dụ như lưu ý khi xuất khẩu vào thị trường khó tính này.

Đại diện tham tán thương mại Việt Nam tại Thụy Điển, bà Nguyễn thị Hoàng Thúy cho biết những nước Bắc Âu có dân số ít nhưng lại là những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới. Nên thường đòi hỏi tiêu chuẩn khắt khe, không chỉ dừng lại ở bản thân chất lượng hàng hóa mà còn yêu cầu cả về các vấn đề khác như bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, nhân quyền, trách nhiệm xã hội, phúc lợi động vật.

Theo ông Nguyễn Đức Thanh, tham tán thương mại Việt Nam tại Italy, cho biết Italia cũng là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam tại EU và Việt Nam cũng là đối tác lớn nhất trong các nước Asian. Có 6000 doanh nghiệp Italia tham gia kinh doanh đang hợp tác với Việt Nam là những doanh nghiệp đàng hoàng để Việt Nam làm ăn hợp tác với nhau.

Sự chủ động, tuân thủ một cách bài bản các quy định từ thị trường đó là chìa khóa để các doanh nghiệp trong nước chinh phục mọi thị trường một cách bền vững. Với EVFTA không chỉ khai tác tuyệt đối với xuất khẩu sang EU mà thông qua thị trường này để làm tín chỉ chứng minh trình độ sản xuất của nông sản việt nam, chất lượng của nông sản Việt nam có thể đi tới bất kỳ thị trường nào trên thế giới.

Xem thêm  Tham gia triển lãm FoodExpo Việt Nam 2018

Lợi thế của EVFTA không chỉ từ hoạt động thương mại xuất nhập khẩu mà còn có những cơ hội tiếp cận công nghệ từ các nước châu Âu, các giải pháp công nghệ chế biến sâu. Để  đạt được mục tiêu đó các doanh nghiệp cũng cần tập trung đầu tư bài bản từ công nghệ, thiết bị máy móc chế biến thực phẩm, con người sản xuất, quy trình sản xuất và quy trình quản lý đều phải tuân theo các quy định của thị trường.

Hiệp định EVFTA thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu sang EU còn giúp tận dụng tối đa được các phụ phẩm nông sản, vừa tạo thêm được các ngành nghề mới, gia tăng giá trị của các lĩnh vực ngành hàng qua đó giúp nền kinh tế Việt nam phát triển bề vững hơn.

(Nguồn: Kim Nguyễn Corp tổng hợp)

 

Paul Nguyen