HƯỚNG TỚI NGÀNH SẦU RIÊNG VIỆT NAM BỀN VỮNG

Sau hơn hai tháng chuẩn bị ngày 17/9 vừa qua lô sâu riêng đầu tiên chính ngạch đã xuất khẩu sang Trung Quốc. Đây là kết quả thống kê có 51 vùng trồng 25 cơ sở đóng gói được tổng cục hải quan Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu. Con số này tương đương khoảng 3000 ha và sản lượng 68000 tấn/năm.

Như vậy so với diện tích sầu riêng cả nước hiện có số lượng Trung Quốc chấp nhận mới chiếm khoảng 3,5 %. Để có thể mở rộng hơn nữa những vùng đạt chuẩn thì vần đề đặt ra giải pháp đi đường dài như thế nào tiết lập sản xuất liên kết quản lý và giám sát ra sao. Một nền sản xuất minh bạch sẽ là cơ sở để có một ngành hàng đủ mạnh.

Theo ông Nguyễn Đình Tùng, TGD Công ty XNK Vina T&T Group ví trái sầu riêng như là trái tỷ đô, tổng kim ngạch thuế nhậu khẩu Trung Quốc năm 2022 là trên 4 tỷ đô gần bằng tổng  thuế nhập khẩu ngạch rau quả Việt Nam. Nếu làm tốt việc xuất khẩu và thương hiệu sầu riêng thì đây là tín hiệu rất khả quan.

Làm thế nào để quản lý được mã số vùng trồng tốt

Ngay từ khi nhận được tin Trung Quốc sẽ đồng ý cho nhập khẩu trái sầu riêng, các công ty muốn xuất khẩu sang Trung Quốc phải chuẩn bị cơ sở đóng gói, vùng trồng sao cho đạt chuẩn theo yêu cầu của Trung Quốc. Trong năm 2022 này Trung Quốc đã cấp 25 mã vùng trồng đạt chuẩn cho Việt Nam.

Theo bà Nguyễn thị Thành Thực, Ủy viên ban chấp hành Hiệp Hội Nông nghiệp số Việt Nam, từ các quy định kiểm tra giám sát vùng trồng cho đến cơ sở đóng gói cho đến khi cấp chứng thư kiểm dịch cho đến khi hàng sang cửa khẩu Trung Quốc. Với quan điểm cứng rắn của Trung Quốc về Zero-Covid, việc kiểm tra không chỉ về an toàn bảo vệ thực vật, dịch bệnh của cây mà còn kiểm tra cả về dịch bệnh liên quan đến covid. Do vậy để được Trung Quốc chấp thuận chúng ta phải tuân thủ các quy định của Trung Quốc hay nói ngắn gọn là “nhập gia phải tùy tục”.

Việt nam đã mất bốn năm để mở cánh cửa xuất khẩu sang Trung Quốc, vậy làm thể nào để đi đường dài. Một số bài học về việc đã không kiểm soát vùng trồng tốt như việc xoài và vú sữa đã gây ảnh hưởng không tốt cho những doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch. Do đó, phải có nhà máy đóng gói để chịu trách nhiệm mã số vùng trồng và mã số đóng gói. Tránh việc mạo danh mã số vùng trồng. Việc quản lý vùng trồng phải liên thông các cơ quan liên quan.

Xem thêm  Khám phá thế giới vi khuẩn: Những điều bất ngờ về vi sinh vật

Theo Nguyễn thị Thành Thực chia sẻ quản lý mã vùng trồng của địa phương đó cũng giống như quản lý kho của bất cứ doanh nghiệp nào, việc ứng dụng số hóa vào việc quản lý mã số vùng trồng thì không có gì khó khăn và cũng chống lại việc bảo vệ mã vùng trồng của chính mình.

Trong kết quả đánh giá vừa qua Việt Nam vẫn còn 49 vùng trồng và 11 cơ sở chưa đủ điều kiện để xuất khẩu chính ngạch. Việc tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hơn nữa để đáp ứng các tiêu chuẩn nhập khẩu của Trung Quốc là yêu cầu đặt ra. Đây cũng là nhiệm vụ chính được đặt ra hướng đến một thương hiệu chung là sâu riêng Việt Nam.

Để đạt được các yêu cầu phía bên Trung Quốc có kiến nghị ba vấn đế:

1/ Không trồng xen lẫn các loại cây để tránh nhiễm chéo sâu bệnh hại và thuốc bảo vệ thực vật

2/ Một số nhà xưởng phải đạt vệ sinh môi trường

3/ Các cơ sở đóng gói phải đảm bảo việc phòng chống Covid 2, phải có các dụng cụ khử khuẩn

Theo ông Tô Ngọc Sơn, phó vụ trưởng vụ Châu Á- Châu Phi, Bộ Công Thương nhấn mạnh, muốn xuất khẩu vào một thị trường 1,4 tỷ dân với sức mua gần thuộc hạng lớn nhất như hiện này thì không còn con đường nào phải sản xuất theo tiêu chuẩn, xuất khẩu theo chính ngạch và tôn trọng người tiêu dùng Trung Quốc, tôn trọng nhưng quy định tiêu chuẩn của Trung Quốc thì chúng ta mới có thể thâm nhập và xuất khẩu bền vừng thị trường này.

Hiện Việt Nam còn 50 vườn trồng và 11 cơ sở đóng gói chưa được Trung Quốc chấp thuận. Do vậy, Cục Bảo Vệ Thực Vật tiếp tục yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp tài liệu xác minh sau khi hoàn thành việc rà soát khắc phục thiếu sót để đánh giá thêm. Toàn ngành hàng sầu riêng đang nỗ lực để giữ uy tín khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Đak Lak là địa phương mà có mã vùng trồng cũng như cơ sở đóng gói được Trung Quốc chấp thuận nhiều nhất chiếm 45% mã số vùng trồng cả nước được phê duyệt với số diện tích là khoảng 1500 ha.

Xem thêm  Tropical Food Machinery Srl tại triển lãm Propak Asia 2022

Để Việt Nam có một thương hiệu sâu riêng cần phải làm gì

Lợi thế của sầu riêng Việt Nam là gần như trồng quanh năm hết mùa vụ ở Tây Nguyên rồi đến mùa vụ của đồng bằng Sông Cửu Long, tới đồng bằng Đông Nam Bộ là lợi thế rất lớn so với thị trường sầu riêng của các nước khác là họ chỉ có một mùa vụ. Do vậy các vùng trồng sầu riêng phải liên kết chặt chẽ với nhau, truy suất nguồn gốc để mà khi có vấn đề về chất lượng sẽ truy suất ngược lại vùng nào, lý do tại sao và sẽ khắc phục ngay để tránh tiếng cho sầu riêng ở vùng khác.

Ông Nguyễn Đình Tùng,TGD Công ty XNK Vina T&T Group, chia sẻ thêm: Đối với doanh nghiệp cùng xuất sang Trung Quốc, phải đi cùng nhau, bảo vệ thương hiệu, bảo vệ giá sầu riêng đủ lợi nhuận để quay về tái đầu tư cho vùng trồng. Còn nếu như các doanh nghiệp xuất sang mạnh ai người đó bán, cùng nhau đạp giá xuống thì cuối cùng thời gian đầu được giá thành rất cao rồi sau đó thời gian sau tự cạnh tranh nhau tự đẩy giá thành thấp xuống. Rối quay lại ép bà con, ép giá vùng trồng, sẽ không tốt và làm mất giá trị của trái sầu riêng và mất niềm tin của người trồng sầu riêng.

Bà Thực nhấn mạnh chúng ta cần phải có một sự thay đổi kịp thời để đồng bộ với thị trường thế giới và đặc biệt tiết giảm chi phí cũng như rút ngắn thời gian. Đặc biệt với trái sầu riêng tươi và các loại trái cây nói chung việc rút ngắn thời gian thông quan, rút ngắn thời gian chứng nhận là một cơ hội cực kỳ lớn, giảm được nhiều chi phí và tổn thất của sản phẩm liên quan đến giá thành sản phẩm.

Thay đổi tư duy từ trồng trọt đến sản xuất

Từng bước xây dựng tiêu chuẩn mã vùng trồng, phải đầu tư kiến thức trồng trọt và truyền thông và phổ biến kiến thức xuất khẩu cho người trồng sầu riêng hiểu về giá trị thương phẩm của quả sầu riêng như là một sản phẩm xuất khẩu cần đảm bảo tuân thủ các quy định về các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn codex để xuất khẩu chính ngạch.

Ngoài việc xuất khẩu tươi, cần phải nghĩ tới việc xây dựng các nhà máy công nghệ thực phẩm sản xuất và chế biến sâu sầu riêng. Ngoài sản phẩm tươi còn có các sản phẩm sầu riêng được chế biến sâu và rất nổi tiếng như sầu riêng sấy thăng hoa của Thái Lan, sầu riêng đông lạnh Munsang King của Malaysia.

Xem thêm  Kết nối B2B các doanh nghiệp sản xuất Italy - Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Việc sản xuất minh bạch các sản phẩm sẽ giúp cho niềm tin của người tiêu thụ rất lớn và bỏ tiền ra tiêu thụ sản phẩm đó. Không phải chỉ xuất khẩu mà bản thân thị trường trong nước cũng cần sự minh bạch. Việc minh bạch là phải bắt buộc để bảo vệ những người sản xuất tử tế và đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Theo bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, cả nước có khoảng 9000 ha trồng sầu riêng sản lượng khoảng 700 ngàn tấn/năm tập trung chủ yếu ở tiền giang, long an, đăk lak, gia lai, bình phước, lâm đồng. Có diện tích đủ lớn, có giấy phép thông quan chính ngạch đã được mở ra tuy nhiên cánh cửa đó cũng có thể đóng lại bất cứ lúc nào, nguy cơ mất thị trường luôn hiện hữu khi các yêu cầu kĩ thuật bị vi phạm. vì thế xây dựng chiến lược xuất khẩu dài hạn đòi hỏi một tư duy khác đó là tư duy minh bạch, trách nhiệm và bền vững. Tư duy này cần phải bắt đầu ngay từ những quy mô nhỏ nhất.

Hướng tới ngành sầu riêng Việt Nam bền vững cần phải thay đổi tư duy từ trồng trọt, sau thu hoạch, chế biến sâu như sản phẩm đông lạnh sầu riêng, sấy đông khô sầu riêng để đa dạng hóa các sản phẩm và tuân thủ đúng yêu cầu của thì trường xuất khẩu không chỉ có Trung Quốc mà còn hướng tới thị trường châu Âu.

(Nguồn: Kim Nguyễn Corp tổng hợp)

 

 

 

 

Paul Nguyen